NH2S
Chào mừng Bạn với 4rum Trường THPT Nguyễn Huệ - TX Quảng Trị
Do [A]lone Thành lập
Click vào đăng ký nếu chưa có nick
Click vào đăng nhập để vào 4rum
Hãy đăng ký 1 acc và post bài cùng với tôi nào ! Chờ tin bạn đó !
NH2S
Chào mừng Bạn với 4rum Trường THPT Nguyễn Huệ - TX Quảng Trị
Do [A]lone Thành lập
Click vào đăng ký nếu chưa có nick
Click vào đăng nhập để vào 4rum
Hãy đăng ký 1 acc và post bài cùng với tôi nào ! Chờ tin bạn đó !
NH2S
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
NH2S


 
Trang ChủTrang Chủ  Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng NhậpĐăng Nhập  Đăng kýĐăng ký  Tìm kiếmTìm kiếm  
Tích cực ủng hộ đưa 4rum ta đi sâu vào cộng đồng Teen của Trường !>
Tất cả mọi thắc mắc về 4rum hãy liên lạc qua Y!M: onlylove.foryou24
Điện thoại liên hệ: 0934889871


Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ? Haut_g10

Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ?
Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ? Haut_d11
28/02/09, 06:19 pm
[A]lone
[A]lone
ADMIN

ADMIN
.:.Profile.:.

Nam
Bài gửi Bài gửi : 1576
Birthday Birthday : 20/04/1990
Đến từ Đến từ : Đại Học Đà Lạt
Tên Tên : Nguyễn Quốc
Lớp Lớp : Luật học K33
Được Cám Ơn Được Cám Ơn : 71

Danh vọng Danh vọng : 10016
Tham gia từ Tham gia từ : 17/08/2008

Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ? Vide

Bài gửiTiêu đề: Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ?

 
Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "nó"?

Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ? Sgk_1235716792
Bìa SGK Lịch sử 6
Trả lời câu hỏi: Học lịch sử để làm gì, Lịch sử 6 viết: "Học Lịch sử để hiểu được cội nguồn tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc, biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước."


2 tác giả Thanh Huyền - Văn Hiến thắc mắc "chả lẽ lại gọi đất nước là "nó" và quả quyết lịch sử phổ thông làm sao giúp HS hiểu được "cội nguồn tổ tiên, ông cha, làng xóm" theo nghĩa hẹp của các từ này.

"Học sinh lớp 1 nếu viết sai 6 lỗi trong 1 bài chính tả thì có thể phải ở lại lớp. Thế nhưng, chỉ với 2 bài đầu tiên của Lịch sử 6, lỗi lặp, thừa từ, nhiều lời mà ít ý nhiều hơn con số 6 khá nhiều. Với các lỗi này,cả cuốn sách có thể bớt đi vài chục trang mà vẫn đảm bảo nội dung". Giải thích như vậy về công việc "dọn vườn" của mình, 2 tác giả tiếp tục "tìm cỏ" trong sáchSGK Lịch sử 6.

"Sơ lược"... mà bao nhiêu lỗi!

Bài 1, SGK Lịch sử 6 có tựa đề: "Sơ lược về môn Lịch sử". Mới chỉ là "sơ lược" với hơn 2 trang sách, nhưng chúng tôi phát hiện ra khá nhiều lỗi diễn đạt, cũng như sự thiếu thuyết phục trong nội dung bài viết này.

Trang 3:

- Phần "1. Lịch sử là gì?" có đoạn:

"Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh ta đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. Xã hội loài người cũng vậy. Những gì mà các em thấy ngày hôm nay đều trải qua những thay đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử.

Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người ?

Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ".

Có thể thấy, nếu chỉ nói đến "Con người, cây cỏ, mọi vật..." là còn thiếu, thế động vật đâu?

Đoạn văn này có thể diễn đạt gọn hơn, mà nội dung vẫn đảm bảo. Chẳng hạn, từ "...ngày hôm nay" có thể viết là "... ngày nay..", hay bớt nhiều từ lặp đi lặp lại một cách khó chịu (mà, là, và, con người...)....

Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu của lịch sử đâu chỉ là "...hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ" (con người nói chung).

Còn câu hỏi: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người ? thì thật quá dễ dãi.

Từ những suy nghĩ trên, xin đề nghị chỉnh sửa như sau:

"Mọi đối tượng đều sinh ra, lớn lên và biến chuyển. Xã hội loài người cũng vậy. Những gì còn lại hôm nay đã từng thay đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử.

Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sử còn là bộ môn khoa học nghiên cứu, dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ".

Như vậy, đoạn văn chỉ còn khoảng 100 chữ, ngắn so với ban đầu (hơn 130 chữ), mà dễ hiểu và súc tích hơn.

- Cũng ở trang 3, mở đầu mục: "2. Học lịch sử để làm gì ?" là câu hỏi: "Nhìn lớp học ở hình một, em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào ? Em có hiểu vì sao có khác nhau đó không?"

Thế nhưng, ảnh nhỏ và mờ, khiến học sinh rất khó trả lời.

Theo chúng tôi, câu hỏi này cũng ít ăn nhập với ý "Mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy phố... cũng như mỗi dân tộc, đều trải qua những đổi thay theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên" (trang 4).

Hơn nữa, nhiều khi, sự thay đổi của mỗi làng xóm, mỗi dãy phố...đâu phải chủ yếu do con người gây ra, mà thiên nhiên là một lực lượng đáng kể.

Trang 4:

- Trả lời câu hỏi: Học lịch sử để làm gì, Lịch sử 6 viết: "Học Lịch sử để hiểu được cội nguồn tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc, biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra , cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước.

Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay".

Chả lẽ lại gọi đất nước là "nó" ư? Hơn nữa, đoạn sử trên lặp nhiều từ: "tổ tiên", "ông cha"...

Chúng tôi quả quyết rằng, lịch sử phổ thông làm sao giúp học sinh hiểu được "cội nguồn tổ tiên, ông cha, làng xóm" (theo nghĩa hẹp của các từ này). Việc sử dụng dấu câu cũng chưa mẫu mực, chuẩn xác. Phải có dấu phẩy (,) sau từ "đó", trong ngữ: "từ đó biết quý trọng những gì mình đang có".

Xin sửa lại bằng đoạn văn thật ngắn gọn: "Học lịch sử để hiểu cội nguồn dân tộc, biết các thế hệ người Việt đã sống, chiến đấu và lao động như thế nào để tạo nên đất nước hôm nay. Từ đó, hết lòng quý trọng những gì mình đang được hưởng thụ và ghi nhớ công ơn ông cha, cũng như biết phải làm gì cho đất nước...

Học lịch sử còn để rõ những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay" .

- Trong phần: "3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử" cũng phải chỉnh sửa nhiều chỗ.

Hình 2, trang 4 được chú thích là: Bia Tiến sĩ (Văn Miếu - Quốc Tử Giám). Cách viết hoa chữ "Tiến sĩ" và "Văn Miếu" mâu thuẫn với chú thích Hình 45, Lịch sử 7, trang 99: Bia tiến sĩ trong Văn miếu (Hà Nội).

Với học sinh lớp 1, viết một bài chính tả, nếu sai 6 lỗi thì có thể phải ở lại lớp. Thế mà, những lỗi "bất nhất" thế này cứ lặp đi lặp lại.

Bỏ chữ "những" trong câu: "Thời gian trôi qua, những dấu tích của con người vẫn được giữ lại dưới nhiều dạng khác nhau" câu văn sẽ nhẹ nhàng hơn.

Mấy chữ "dưới nhiều dạng khác nhau" bị lặp lại ngay ở câu liền kề: "Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau" (trang 5).

- Bên cạnh đó, việc phân chia tư liệu lịch sử thành ba loại : "tư liệu truyền miệng"; "tư liệu hiện vật", "tư liệu chữ viết" đã thực sự thuyết phục chưa? Tư liệu chữ viết không phải hiện vật sao?

Học sinh rất lúng túng khi trả lời câu hỏi "Quan sát hình 1 và 2, theo em đó là những loại tư liệu nào?" (trang 5).

Hình 2- Bia Tiến sĩ (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) (trang 4) rõ ràng là tư liệu hiện vật, nhưng cũng có thể là chữ viết?

Còn "Hình 1- Một lớp học ở trường làng thời xưa" thì không thể là tư liệu chữ viết hoặc truyền miệng...

Theo chúng tôi, chỉ nên chia thành tư liệu: truyền miệng và hiện vật. Trong hiện vật có tài liệu chữ viết, tranh ảnh, di vật, di tích - kể cả di vật hóa thạch...

Dạy học sinh tính thời gian, nhưng tác giả cũng nhầm?

Bài 2 của SGK Lịch sử 6 dạy học sinh "Cách tính thời gian trong lịch sử". Vậy nhưng, chính người viết sách có lẽ cũng nhầm trong cách xác định thời gian.

Trang 5:

Có một số câu gần như lặp nguyên văn với Bài 1: "Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, làng mạc, phố xá, xe cộ... đều ra đời, đổi thay. Xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó theo thứ tự thời gian".

Đoạn sử trên cần sửa lại cho gọn hơn: "Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện... Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian."

Trang 6:

- Câu hỏi: "Xem lại hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?" Thật quá khó!

Trong bài học không hề nhắc đến sự kiện trong hình (lớp học ở trường làng, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu), vậy mà lại yêu cầu học sinh nhìn ảnh để đoán niên đại!

Hình 1 chú thích là: "Một lớp học ở trường làng thời xưa", nhưng câu hỏi lại yêu cầu học sinh nhận biết "trường làng".

Hình 2 chú thích là: "Bia Tiến sĩ (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) nhưng lại hỏi "tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm".

Chả lẽ, "Bia Tiến sĩ" đã biến thành "bia đá"?

- Đoạn sử ở phần đầu trang 6viết:

"...Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

Vậy dựa vào đâu và bằng cách nào, con người sáng tạo ra được cách tính thời gian ?

Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ đã nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên, như hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng . Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây".

Xin tạm sửa lại cho gọn hơn:

"Xác định thời gian của các sự kiện là nguyên tắc quan trọng trong nghiên cứu và học tập lịch sử.

Từ xưa, con người đã chú ý ghi lại những việc mình làm; từ đó tìm cách tính thời gian. Họ nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại như hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng . Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đấy".

Cũng ở trang 6, mục: "2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?", phần bảng kê "Những ngày lịch sử và kỉ niệm" nên bỏ hai chữ "kỉ niệm".

- Hơn nữa, cách viết những mốc lịch sử cũng có nhiều sai lệch.

Âm lịch có 12 tháng : giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, một, chạp. Vì vậy, "Ngày 2-1 MậuTuất" phải sửa thành "Ngày 2 tháng giêng, Mậu Tuất; "Ngày 5-1 Kỉ Dậu" phải sửa thành "ngày 5 tháng giêng, Kỉ Dậu"...

"Giỗ tổ Hùng Vương" nên sửa thành "Giỗ Tổ Hùng Vương" (viết hoa chữ "Tổ").

Hơn nữa, nếu nói: "Chiến thắng Đống Đa, Quang Trung đại phá quân Thanh"; "Chiến thắng, Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên" thì đúng. Còn nói "Chiến thắng Chi Lăng, Lê Lợi đại phá quân Minh" thì chưa thật đầy đủ. Bởi vì: Ngày 8-10 Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào nước ta..., lọt vào trận địa phục kích, lập tức bị quân ta phóng lao đâm chết....tiêu diệt 1 vạn quân. Sau đó địch tiếp tục "tiến tới Xương Giang", trên đường bị diệt thêm 3 vạn; trận quyết chiến ở Xương Giang, địch mất thêm gần 5 vạn quân. Do đó, nói: "Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, Lê Lợi đại phá quân Minh" thì chính xác hơn.

Trang 7:

- Câu: "Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút..." cần bổ sung thêm ý: Ở phương Đông còn tính thời gian theo canh.

- Các lỗi trong: "3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?" cũng không ít.

"Xã hội loài người ngày càng phát triển. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng. Nhu cầu thống nhất cách tính thời gian được đặt ra.

Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN)."

Ngoài việc lặp từ "các" đến 5 lần, đọc đoạn sử trên, chúng tôi còn băn khoăn: Tại sao "Công lịch", "Công nguyên" thì viết hoa, còn "âm lịch", "dương lịch" thì không? Trong khi đó, cũng ở SGK Lịch sử 6, trang 18 lại viết hoa "Dương lịch"...

Cũng nội dung trên, xin chỉnh sửa để ngắn gọn hơn: "Xã hội phát triển, sự giao lưu ngày càng mở rộng, thống nhất cách tính thời gian là nhu cầu cấp thiết. Dương lịch được hoàn chỉnh để mọi dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm Giê-xu - người sáng lập ra đạo Thiên Chúa, ra đời làm năm đầu tiên để phân biệt trước và sau Công nguyên".

Thiết nghĩ, nên viết lại 2 bài đầu của SGK lịch sử 6.


Theo VietNamNet


Chữ Kí Của [A]lone


Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ? Bas_g10Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ? Bas_d10

Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ? Haut_g10

Trả Lời Nhanh - Quick Reply
Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ? Haut_d11

Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ? Bas_g10Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ? Bas_d10
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NH2S :: Hoạt động trường lớp :: Học tập-
Sách Lịch sử gọi "đất nước" là "NÓ" ? Cuoicopy
 
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất